Nội dung: |
2. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã.
Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận xem xét, kiểm tra; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận thông báo cho tổ chức đề nghị Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã để hoàn chỉnh theo quy định.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức đề nghị phê duyệt.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đợn vị liên quan
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
b) Số lượng: 01 bộ (01 bộ bản giấy và 01 bản điện tử).
4.Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phương án được phê duyệt;
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017
- Khoản 1; Khoản 3; điểm a Khoản 4; điểm a Khoản 5 – Điều 26, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
3. Hỗ trợ đầu tư xây dựng phát triển thủy lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (Đối với nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp, ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương phân bổ dự toán cho UBND cấp xã thực hiện) (QTTTHC-03).
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đề nghị hỗ trợ gửi hồ sơ đến UBND cấp xã để thực hiện xem xét thanh toán, giải ngân.
Bước 2: Đối với hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ, UBND cấp xã đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ hoặc từ chối thực hiện nếu hồ sơ không hợp lệ.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt
UBND cấp xã thanh toán nguồn vốn hỗ trợ cho người đề nghị hỗ trợ trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Gửi đến UBND cấp xã.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018;
- Hồ sơ được phê duyệt;
- Biên bản nghiệm thu giai đoạn hoặc nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
b) Số lượng: 01 bộ chính
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
Các tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.
7. Kết quả thực hiện TTHC: thanh toán giải ngân vốn hỗ trợ
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Có
- Đơn đề nghị về việc hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (có mẫu kèm theo Nghị định 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018) .
10. Điều kiện thực hiện TTHC:
- Đối với Hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước:
+ Phù hợp với quy hoạch chung xây dựng xã;
+ Đảm bảo cấp nước, tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho tối thiểu 3 thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở; được tất cả các thành viên hưởng lợi đồng thuận đóng góp phần kinh phí còn lại; tổ chức thủy lợi cơ sở tự quản lý, khai thác công trình sau đầu tư.
- Hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước:
+ Đối với cá nhân: Quy mô khu tưới phải đạt từ 0,3 ha trở lên; riêng khu vực miền núi từ 0,1 ha trở lên; việc hỗ trợ cho cá nhân được thông qua tổ chức thủy lợi cơ sở.
+ Đối với tổ chức thủy lợi cơ sở: Quy mô khu tưới phải đạt từ 02 ha trở lên; riêng khu vực miền núi từ 01 ha trở lên và phải có hợp đồng liên kết với hộ gia đình hoặc cá nhân trực tiếp sản xuất;
+ Hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tưới phục vụ các loại cây trồng là cây trồng chủ lực của quốc gia, địa phương, có lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu từng vùng, miền.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017
- Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5 /2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
|